10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi

10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu canxi

Dưới đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc cơ thể thiếu canxi cùng phương pháp để bổ sung đủ lượng canxi cho cơ thể.

Canxi là một khoáng chất thiết yếu với vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, ổn định huyết áp, điều chỉnh sự tiết hormone và dẫn truyền các tín hiệu thần kinh đúng cách. Khi bạn không nhận đủ canxi, thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu nhất định dưới đây.

1. Da khô

Hạ canxi huyết hoặc cơ thể thiếu canxi có thể hiện rõ trên da. Tình trạng này thường làm cho da trông có vảy và khô. Người ta cũng phát hiện ra rằng sự thiếu hụt canxi có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của các vấn đề về da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

2. Mệt mỏi

Theo quy luật, sự thiếu hụt canxi trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất tổng thể của bạn. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng hoặc thường xuyên chán nản, hãy tập trung thay đổi chế độ ăn giàu canxi thay vì uống các loại nước ngọt có gas, nước tăng lực.

always-tired-feat

3. Trầm cảm

Canxi cũng rất cần để điều chỉnh tâm trạng. Yếu tố này là một loại thuốc an thần tự nhiên có tác dụng làm dịu và thư giãn. Vì vậy, nguyên tắc chung ở đây là: bạn càng tiêu thụ ít canxi, bạn càng cảm thấy chán nản và cáu kỉnh thường xuyên.

4. Mất ngủ

Khi bạn ngủ, mức độ canxi tăng. Vì vậy, nếu cơ thể bạn thiếu canxi, bạn có thể sẽ không có được một giấc ngủ sâu. Vấn đề này liên quan trực tiếp đến vai trò của canxi trong việc tạo ra melatonin, một loại hormone giúp chúng ta đi vào giấc ngủ.

image

5. Dị cảm

Dị cảm bao gồm một loạt các triệu chứng thần kinh liên quan đến tình trạng thiếu canxi trầm trọng. Trong số đó, bạn có thể cảm thấy ngứa ran và tê quanh miệng hoặc ở các ngón tay và ngón chân, run cơ, suy giảm xúc giác, thậm chí trí nhớ kém và ảo giác.

6. Thường xuyên ốm đau

Canxi đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh vì nó giúp cơ thể chiến đấu chống lại vi rút và vi khuẩn. Sự thiếu hụt canxi làm giảm sức đề kháng chống lại sự tấn công của mầm bệnh và kết quả là bạn sẽ dễ ốm, cảm lạnh, ho và hắt hơi thường xuyên hơn.

image

7. Móng tay giòn, dễ gãy

Giống như xương, móng tay cũng cần một lượng canxi nhất định để duy trì tính toàn vẹn. Vì vậy, khi bạn bị thiếu canxi, móng tay sẽ trở nên khô quá mức, yếu và dễ bị bong tróc. Móng tay yếu không đủ dày để chịu được bất kỳ tác động nào và chúng thường có thể bị gãy trong những hoạt động đơn giản nhất hàng ngày.

image

8. Khó nuốt

Mặc dù nghe có vẻ khá ngạc nhiên, nhưng thiếu canxi cũng có thể dẫn đến chứng khó nuốt. Cảm giác căng tức này là do các cơ trong cổ họng co bóp kém. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể dẫn đến co thắt ở thanh quản và thay đổi giọng nói bất thường.

9. Gặp các vấn đề về răng

Phần lớn canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương và răng, vì vậy chúng thường là những bộ phận đầu tiên bị thiếu canxi. Do thiếu yếu tố quan trọng này, răng của bạn có thể bắt đầu chuyển sang màu vàng, sâu và đau. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh nha chu cũng có thể tăng lên.

10. Chuột rút cơ

image

Chuột rút cơ bắp ở đùi, bắp chân, cánh tay và nách thường xảy ra vào ban đêm có thể là một trong những triệu chứng ban đầu của tình trạng thiếu canxi. Tiếp theo là biểu hiện đau cơ khi di chuyển và đi bộ. Nó thậm chí có thể tiến triển thành co thắt ở các cơ trên khắp cơ thể của bạn theo thời gian.

Làm thế nào để bổ sung đủ canxi cho cơ thể?

Mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Để duy trì lượng canxi thích hợp, bạn nên bổ sung các loại rau lá xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, củ cải xanh và cải thìa vào chế độ ăn uống của mình. Cần ăn nhiều cá (cá hồi, cá mòi, cá thu và cá ngừ), pho mát, sữa, đậu nành, hạnh nhân và hạt vừng.

image

Để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn cần tăng lượng vitamin D. Vitamin này được tìm thấy trong lòng đỏ trứng, hàu, tôm, nấm và một số thực phẩm tăng cường như ngũ cốc, bột yến mạch và nước cam…